Advertisement
Đốt coin (Burn coin) là quá trình mà các nhà phát triển và thợ đào làm giảm tổng cung tối đa của một đồng tiền mã hóa bằng cách loại bỏ vĩnh viễn một lượng coin ra khỏi lưu thông. Mục đích khi đốt coin làm giảm tổng cung lượng tiền mã hóa, từ đó giá đồng coin sẽ tăng lên do độ khan hiếm tăng.
Tương tự như trên thị trường chứng khoán, việc đốt coin giống như công ty phát hành đang mua lại chính cổ phiếu của họ từ đó đẩy giá cổ phiếu tăng cao do lượng cổ phiếu đang lưu hành giảm.
Dựa vào quy luật cung cầu, mục đích chính của đốt coin là cân bằng lợi ích của các bên trên thị trường.
Đốt coin (Burning coin) diễn ra như thế nào?
Về cơ bản,“đốt” một lượng coin trên nền tảng blockchain được thực hiện bằng cách gửi lượng coin đó một địa chỉ ví “chết” (Dead Address). Tại địa chỉ ví này, bạn không thể chuyển hay rút hoặc sử dụng lượng coin trên, hay nói cách khách lượng coin đã bị vô hiệu hóa. Quá trình đốt coin diễn ra theo trình tự:
- Người sở hữu tiền số sẽ chọn tính năng đốt tiền, và xác nhận lượng tiền họ muốn đốt.
- Sau đó, hợp đồng thông minh sẽ tự động xác minh sự hợp lệ của yêu cầu. Để thực hiện đốt một đồng coin, người dùng phải có trong ví đồng coin đó với số dư hơn hoặc bằng lượng coin muốn đốt. Lượng coin được chỉ định đốt phải là số dương. Nếu các yếu tố trên không được đáp ứng, lệnh đốt tiền sẽ không được thực thi.
- Sau khi yêu cầu hợp lệ được xác nhận, lượng coin bị đốt ngay lập tức sẽ bị trừ khỏi ví và lượng tổng cung của đồng tiền mã hóa sẽ được cập nhật lại sau đó.
Số tiền bị đốt tiền sẽ bị hủy vĩnh viễn và không thể khôi phục. Dấu vết của các vụ đốt coin đều được Blockchain Explorer ghi lại và xác minh.
Đốt Coin có tốt cho dự án tiền điện tử không?
Câu trả lời thực sự phụ thuộc phần lớn vào bản chất dự án cũng như động cơ thực hiện của người đốt coin. Tuy nhiên, xét tổng thể, bên cạnh mối lo ngại về bảo mật,vấn đề lạm phát (sụt giảm giá trị) là vấn đề lớn đối với bất kỳ hệ sinh thái tiền điện tử nào và đốt coin cơ bản sẽ giải quyết điều đó. Đặc biệt là khi biến động giá trong thị trường kỹ thuật số thường chênh lệch mạnh hơn nhiều so với thị trường tài chính truyền thống, điều này càng khiến các nhà đầu tư đắn đo khi tham gia vào thị trường Defi. Để làm rõ hơn hãy cùng tìm hiểu các cơ chế đốt coin phổ biến.
Buyback and Burn – Mua lại và đốt
Đúng như tên gọi, Buyback and Burn là việc công ty dùng tiền túi mua lại lượng token/coin do mình phát hành với giá thị trường sau đó thực hiện đốt. Lợi ích nổi bật cơ chế này đem lại là giúp giá coin/token tăng trưởng dài hạn và bền vững và tăng niềm tin với các nhà đầu tư.
Bằng cách tăng khối lượng giao dịch và thanh khoản, Buyback and Burn bảo vệ giá coin/token khỏi những biến động mạnh từ đó tăng tính ổn định của giá trị tài sản.
Thông thường, các blockchain và protocol sẽ dành ra một khoản chi phí từ lợi nhuận để mua coin/token rồi đem đi đốt. Quá trình này được lên kế hoạch ngay từ đầu hoặc được thông qua bởi quá trình bỏ phiếu của cộng đồng.
Proof-of-Burn (PoB)
Đây là một thuật toán đồng thuận mới, người dùng (các thợ đào) dựa vào để tiêu hủy coin/token của họ để giành quyền khai thác. Trong cơ chế Pob, các thợ đào sẽ đầu tư vào các tài nguyên như máy khai thác ảo (hoặc năng lượng khai thác ảo) thay vì các nguồn tài nguyên vật lý.
Thực chất, việc đốt coin đã giúp người dùng chứng minh cam kết của họ đối với mạng lưới, từ đó giành được quyền khai thác – xác thực các giao dịch. Đốt coin là đại diện của năng lượng khai thác ảo. Do đó, đốt càng nhiều coin, lượng tài nguyên khai thác càng lớn, cơ hội xác thực block tiếp theo để khai thác sẽ càng tăng.
Những khó khăn khi thực hiện đốt coin
Cân bằng tokenomics
Hành động đốt coin là tự phát và không bắt buộc nhưng chủ yếu được thực hiện trong các dự án thiết kế và tính toán sai tokenomics. Trường hợp này, giá trị của coin/token sụt giảm do ảnh hưởng của lạm phát, biện pháp đốt coin được thực hiện nhằm kích thích giảm phát, giúp cân bằng lợi ích của các bên. Tuy nhiên thách thức được đặt ra khi thực hiện cân bằng tokenomics.
Cơ bản, việc đốt coin để cân bằng giá dựa vào nguyên lý Cung – Cầu trên thị trường. Khi nguồn cung giảm mà lượng cầu giữ nguyên thì giá sẽ tăng. Một vài kịch bản có thể diễn ra:
- Nhà đầu tư sẽ hạn chế mua vào khi thấy giá tăng liên tục, điều này làm giảm khối lượng giao dịch.
- Ngược lại, token được tạo ra trong một thời gian dài cũng sẽ khiến nhà đầu tư sẽ hạn chế mua vào để tránh nhận thêm rủi ro thua lỗ.
Vậy nên, khi đốt coin, việc tìm điểm cân bằng giữa Lạm Phát và giảm phát và thiết kế lại tokenomicstokenomics chưa bao giờ dễ dàng cho các builder của dự án.
Thách thức được tạo ra cho nền tảng blockchain
Những đồng coin như Bitcoin, Cardano, Polygon,…. nguồn tổng cung tối đa được cố định và giới hạn, điều này đồng nghĩa với khi thực hiện đốt và tiêu huy vĩnh viễn số token đó, nguồn cung cũng sẽ bị thu hẹp đi.
Xét dài hạn, giá của coin/token gắn liền với sự phát triển của cả hệ sinh thái. Khi tổng cung giảm, chi phí giao dịch phải trả sẽ cao hơn do được tính dưới dạng token chứ không phải fiat. Phí giao dịch cao sẽ hạn chế người dùng thực hiện giao dịch và điều này hoàn toàn không có lợi cho hệ sinh thái.
Xem thêm: Tổng Quan Về Binance? Hướng Dẫn Toàn Tập Đăng Ký Tài Khoản Binance Cho Người Mới
Kết luận
Qua phân tích trên, có thể hiểu đốt coin là một lựa chọn hợp lý để chống lại sự lạm phát của coin/token. Đặc biệt là khi tâm lý thị trường tích cực, việc đốt coin sẽ càng đẩy giá coin/token tăng cao, tạo hiệu ứng fomo trong cộng đồng.
Ngược lại, khi thị trường diễn biến tiêu cực, đốt coin sẽ làm giảm áp lực bán qua cơ chế mua lại và đốt (Buyback and Burn). Tuy nhiên, việc tiêu hủy token vĩnh viễn về dài hạn có thể gây ra khan hiếm, tăng phí gas gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Vậy nên, việc đốt coin dù là tự phát nhưng cũng cần áp dụng chiến lược hợp lý (lượng coin đốt, tính chất đồng coin, bối cảnh thị trường) để tối ưu hiệu quả, nhất là trong giai đoạn thị trường crypto đang có đà phát triển mạnh và đa dạng như hiện nay.