Advertisement
Công nghệ blockchain là động lực thúc đẩy sự phát triển của tiền điện tử, cho phép các giao dịch diễn ra trên nền tảng P2P mà không cần bên trung gian. Trong quá trình các giao dịch chờ xử lý trong mempool, miner hoặc validator sẽ tổng hợp và đưa giao dịch lên khối để các node trong mạng lưới xác thực.
Vì mỗi khối chỉ chứa số lượng giao dịch nhất định, miner có quyền chọn những giao dịch trả phí cao hơn để tối đa hóa lợi nhuận thu được. Chiến lược này được gọi là Miner extractable value (MEV).
Trong bài viết sau đây, Ecoinomic.io sẽ giúp bạn hiểu hơn về MEV cũng như quy trình xử lý giao dịch trên blockchain.
Miner extractable value (MEV) là gì?
Miner extractable value (MEV) là lợi nhuận mà miner hoặc validator có thể kiếm được trong việc lựa chọn, sắp xếp thứ tự các giao dịch trên blockchain trong khoảng thời gian nhất định.
Miner (hoặc validator) có đặc quyền lựa chọn bất cứ giao dịch nào để tạo thành một khối nhất định và tự ý loại trừ, sắp xếp các giao dịch theo bất cứ thứ tự nào. Điều đó khiến phí gas tăng cao và gây ra hiện tượng trượt giá.
Theo dữ liệu từ Flashbots, lợi nhuận thu được từ việc sắp xếp lại giao dịch trên Ethereum lên đến 674 triệu đô la kể từ tháng 1 năm 2020 tính đến thời điểm viết bài. Đây là con số khổng lồ trong cuộc chiến đấu thầu gas để dành chiến thắng giữa các bot MEV.
Trong đó, lợi nhuận chủ yếu đến từ các nền tảng lớn như Uniswap V2 (chiếm 63%), Uniswap V3 (chiếm 16%) và Balancer V1 (chiếm 19.4%) trong tổng số lượng giao dịch từ MEV.
Những loại hình MEV
Arbitrage
Arbitrage là việc giao dịch dựa trên mua bán chênh lệch giá của cùng một tài sản trong một khoảng thời gian ngắn. Hình thức này xuất hiện rất nhiều không chỉ trong thị trường tiền điện tử mà cả thị trường tài chính truyền thống.
Đối với blockchain, người dùng sẽ tạo các bot để tìm kiếm cơ hội khi thị trường xảy ra biến động khiến giá trị của một loại tài sản không được cân bằng ở các sàn khác nhau. Lúc này, các bot thường mua thấp ở sàn này và bán cao ở sàn kia. Điều đó giúp điều phối thanh khoản giữa các sàn giao dịch, tái cân bằng giá thị trường.
Tuy nhiên, khi các bot cạnh tranh với nhau, đẩy phí gas lên cao, miner sẽ ưu tiên lựa chọn các giao dịch trả phí cao để tối đa lợi nhuận, điều đó khiến người dùng buộc phải chấp nhận những tỷ giá giao dịch không có lợi.
Front-running
Frontrunning là việc miner chèn một giao dịch khác có lợi nhuận lên trước giao dịch của người dùng ban đầu.
Ví dụ, nhà giao dịch A đặt lệnh mua NFT khi NFT được niêm yết dưới mức giá sàn, miner có quyền chèn giao dịch mua trước giao dịch của A để thu được NFT đó.
Bên cạnh đó, các bot frontrunning có thể sao chép các giao dịch trong mempool và đặt lệnh với mức phí gas cao hơn. Giao dịch của bot sẽ được thực hiện trước, dẫn đến hiện tượng trượt giá.
Sandwich Attacks
Sandwich attacks là phương thức tạo ra cặp giao dịch mua/bán ngay trước và ngay sau một giao dịch của người dùng trên DEX để thu lợi nhuận từ sự thay đổi giá.
Ví dụ: Người dùng A đặt lệnh mua DAI tại mức giá 1 đô la trên Sàn giao dịch phi tập trung Uniswap. Khi giao dịch đang chờ xử lý ở mempool, bot đặt lệnh mua với phí gas cao hơn để đẩy giá token lên cao hơn. Sau đó, người dùng mua DAI với mức giá cao hơn, bot MEV sẽ thực hiện lệnh bán token và hưởng lợi từ phần chênh lệch giá.
Sandwich attacks thường xảy ra ở các pool có tính thanh khoản thấp, trong khi đó, các pool có mức trượt giá thấp như Uniswap V3 hoặc các stableswap algorithms thường ít bị tấn công hơn.
Just-In-Time Liquidity
Just-in-time liquidity là việc miner thêm thanh khoản cho các pool liên quan trước khi giao dịch swap lớn được xác nhận.
Miner sẽ nhận được một số lượng lớn phí giao dịch và rút thanh khoản trong cùng một khối, trong khi đó, Liquid Provider sẽ bị mất đi khoản phí lẽ ra họ sẽ nhận được.
Giải pháp MEV trên blockchain
EIP-1559
Được đề xuất vào năm 2019, EIP-1559 mang đến giải pháp làm ổn định sự gia tăng của phí giao dịch.
Người dùng cần trả một khoản phí tối thiểu cho mỗi giao dịch. Trong đó:
- Phí cơ bản (base fee) dựa trên kích thước của các block và sẽ bị đốt cháy để loại bỏ khỏi nguồn cung ETH đang lưu hành.
- Phí tips là số tiền người dùng có thể trả thêm cho miner để đẩy nhanh quá trình thực hiện giao dịch.
- Phí cap bằng phí cơ bản đưa vào trong khối.
Người dùng trả = gasLimit * min {base fee + tips, cap}
Miner nhận = gasLimit * min {tips, cap – base fee}
EIP-1559 cũng đề xuất thay đổi kích thước khối tối đa từ 12,5 triệu gas lên 25 triệu gas.
Flashbots
Flashbot cho phép người dùng gửi một hoặc nhiều giao dịch được sắp xếp cụ thể trực tiếp cho miner thông qua Private RPC. Các giao dịch không cần chờ xử lý trong public mempool và sẽ được bảo mật cho đến khi được xác nhận trên chuỗi.
Điều đó ngăn cản các bot MEV thực hiện front running, flashbot miners sẽ nhận lại được phần thưởng từ chính những người dùng.
>>> Xem thêm: RPC trong blockchain là gì?
Chainlink FSS
Chainlink FSS hoạt động bằng cách mã hóa các giao dịch của người dùng, sau đó oracle sẽ sắp xếp các giao dịch dựa trên thời gian gửi tới mempool và gửi các giao dịch cho các hợp đồng thông minh.
Chainlink FSS nhằm mục đích tạo sự đồng thuận trong quá trình sắp xếp giao dịch, đảm bảo rằng các hợp đồng thông minh xử lý giao dịch một cách công bằng mà không có bất kỳ sự sắp xếp ưu tiên nào.
Bên cạnh đó, FSS còn giúp giảm phí gas, cải thiện trải nghiệm người dùng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký Binance update 2022
Kết luận
MEV là một trong những vấn đề nan giải của blockchain gây ra hiện tượng trượt giá, khiến người dùng trải nghiệm tỉ giá giao dịch không có lợi. Tuy nhiên, với sự phát triển của hệ sinh thái blockchain và ngành công nghiệp tiền điện tử, nhiều giải pháp và đề xuất mới được kỳ vọng sẽ khắc phục những hạn chế trên để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Hy vọng bài viết trên đã cho bạn hiểu về MEV cũng như cách thức hoạt động các giao dịch trong blockchain, từ đó xây dựng những chiến lược đầu tư thông minh để tối ưu lợi nhuận.