Advertisement
Mặc dù khi đầu tư, lợi nhuận là điều không thể đảm bảo tuyệt đối, tuy nhiên, chiến lược giao dịch chênh lệch giá – Arbitrage có thể đưa bạn tới gần hơn mục tiêu thu được lợi nhuận như ý. Đây là chiến lược hoạt động dựa vào chênh lệch giá giữa các thị trường và có độ rủi ro tương đối thấp. Trong bài viết này, Ecoinomic.io sẽ giúp bạn hiểu được Arbitrage là gì và cách kinh doanh chênh lệch giá.
Giao dịch chênh lệch giá – Arbitrage là gì?
Arbitrage được hiểu là chênh lệch giữa mức giá cao nhất và thấp nhất của người mua và người bán trong một sổ lệnh. Trong thị trường tiền mã hoá, chênh lệch xảy ra do giá cả giữa các sàn giao dịch khác nhau.
Trên lý thuyết, bất kỳ chênh lệch nào về giá có thể xảy ra giữa hai sàn giao dịch tiền số đều tạo cơ hội thực hiện chiến lược kinh doanh chênh lệch giá. Chiến lược này rất phổ biến trong giới giao dịch, và thường là công cụ được các tổ chức tài chính lớn sử dụng.
Giao dịch chênh lệch giá – Arbitrage được thực hiện bằng cách mua một tài sản trên một thị trường và bán tài sản đó trên một thị trường khác cùng lúc nhằm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch xảy ra. Cách thức chủ yếu là mua và bán những loại tài sản giống nhau trên nhiều sàn giao dịch khác nhau.
Điểm khó khi thực hiện chiến lược này không chỉ nằm ở việc phát hiện ra chênh lệch, mà còn phải nhanh chóng thực hiện giao dịch. Những trader khác trên thị trường cũng có thể phát hiện sự chênh lệch nên thời cơ kiếm lãi thường diễn ra rất nhanh.
Các giao dịch này thường có rủi ro rất thấp, kèm theo đó tỷ suất lợi nhuận kiếm được cũng không nhiều. Đồng nghĩa với những trader kinh doanh Arbitrage chênh lệch giá thường tham gia với số vốn rất lớn để thu về lợi nhuận đáng kể.
Các phương pháp giao dịch Arbitrage
Nói về chiến lược Arbitrage, hiện có rất nhiều cách khác nhau mà cộng đồng trader trên thế giới đang sử dụng. Tuy nhiên, với thị trường tiền mã hóa nói chung, mọi người hiện đang áp dụng một vài chiến lược Arbitrage phổ biến sau:
Arbitrage giữa các sàn giao dịch
Đây là loại hình phổ biến nhất trong kinh doanh chênh lệch giá – Arbitrage. Hình thức này diễn ra khi trader mua vào một đồng tiền mã hoá ở một sàn giao dịch và bán chính đồng tiền đó trên sàn giao dịch khác. Giá giao dịch có thể nhanh chóng thay đổi.
Giá sẽ luôn chính xác nhất ở các sàn giao dịch với khối lượng & thanh khoản cao như Binance, Bybit, so với các sàn có khối lượng giao dịch thấp hơn như MEXC, Hotbit, Phemex,…
Nhìn vào sổ lệnh của một đồng tiền số trên nhiều sàn giao dịch khác nhau, bạn sẽ nhận thấy tại cùng một thời điểm, giá hầu như không giống nhau hoàn toàn. Đây là điểm mấu chốt mà các trader kinh doanh chênh lệch giá tận dụng để thu lợi nhuận.
Arbitrage Funding Rate
Arbitrage funding rate là loại hình phổ biến khác của chiến lược giao dịch chênh lệch giá được các trader Phái sinh tiền mã hóa sử dụng.
Hình thức này, trader mua một loại tiền mã hóa và bảo vệ mình trước biến động giá bằng một hợp đồng tương lai với cùng loại tiền có funding rate thấp hơn chi phí phải bỏ ra khi mua tiền mã hoá. Trường hợp này, chi phí được hiểu là mọi khoản tiền mà trader có thể phải chịu.
Giả sử bạn đang nắm giữ một lượng Ethereum, với giá của ETH bây giờ, bạn hoàn toàn có thể hài lòng về giá trị của chúng, tuy nhiên, giá ETH có thể biến động rất mạnh trong tương lai. Trường hợp này, bạn quyết định bán một Hợp đồng tương lai (shorting) với giá trị bằng khoản đầu tư Ethereum để bảo vệ bản thân trước những biến động thị trường.
Trong trường hợp hợp đồng đó có funding rate là 2%. Có nghĩa là khi sở hữu Ethereum bạn sẽ nhận được 2% mà không có bất kỳ rủi ro nào về giá. Đây cũng là một cơ hội kiếm lãi từ kinh doanh chênh lệch giá.
Kinh doanh chênh lệch giá tam giác – Triangle Arbitrage
Đối với loại hình này, trader phát hiện sự khác biệt về giá giữa ba loại tiền mã hóa khác nhau và tiến hành giao dịch trao đổi chúng theo một vòng lặp.
Nói dễ hiểu hơn: Bạn hiểu rằng sẽ có nhiều cặp giao dịch: BTC/ETH, ETH/BNB và BNB/BTC. Ý tưởng của loại hình này xuất phát từ việc tận dụng sự chênh lệch giá giữa các loại tiền tệ và giao dịch qua lại giữa 3 cặp để kiếm lãi.
Ví dụ: bạn có thể giao dịch theo vòng lặp như sau: Dùng BNB mua Bitcoin, sau đó dùng Bitcoin mua Ethereum và cuối cùng dùng Ethereum mua lại BNB. Khi giá trị tương đối giữa Ethereum và Bitcoin không khớp với giá trị của tương ứng của mỗi loại tiền tệ đó với BNB, thì sự chênh lệch giá sẽ tồn tại.
Ví dụ minh họa về Arbitrage Crypto
Arbitrage trên sàn giao dịch tập trung – sàn CEX
VD: Giả sử giá token Aptos (APT) hiện tại trên sàn Binance là $9.2655 và $9.2795 trên sàn MEXC. Trong trường hợp này, các nhà giao dịch có thể phát hiện ra sự chênh lệch này và mua APT trên Binance sau đó bán nó trên sàn MEXC để bỏ túi khoản chênh lệch $0.014 (chưa tính phí giao dịch). Thoạt nhìn thì đây có vẻ là một số tiền ít ỏi nhưng thử nghĩ xem, nếu bạn giao dịch với một số lượng lớn thì chắc chắn khoản lợi nhuận thu lại từ việc ăn chênh lệch giá là không nhỏ chút nào.
Arbitrage giữa các sàn giao dịch
Cơ hội chênh lệch giá này thường xuyên xảy ra trên các Sàn giao dịch phi tập trung hoặc các nhà tạo lập thị trường tự động (AMM), sử dụng các chương trình tự động và phi tập trung được gọi là Hợp đồng thông minh để xác định giá của các cặp giao dịch tiền điện tử. Các nhà giao dịch chênh lệch tỷ giá có thể can thiệp và thực hiện các giao dịch trao đổi chéo giữa sàn giao dịch phi tập trung và sàn giao dịch tập trung nếu giá của các cặp giao dịch tiền điện tử khác nhau rõ rệt so với giá spot trên sàn giao dịch tập trung.
VD: Giá ETH trên sàn Uniswap là $1543.90, trên sàn MEXC là $1546. Lúc này các nhà giao dịch có thể swap ETH trên Uniswap sau đó mang lên sàn MEXC để bán và hưởng lợi nhuận chênh lệch
Rủi ro của Arbitrage
Mặc dù chiến lược kinh doanh chênh lệch giá có rủi ro tương đối thấp, không không có nghĩa là nó tuyệt đối an toàn. Không có rủi ro sẽ không tồn tại lợi nhuận, và điều đó luôn đúng trong mọi trường hợp. Đối với kinh doanh chênh lệch giá rủi ro lớn nhất là rủi ro thực hiện.
Điều này có nghĩa thời điểm chênh lệch giá kết thúc trước khi giao dịch được hoàn thành dẫn đến lợi nhuận bằng 0 hoặc thậm chí là âm. Nguyên nhân xảy ra do trượt giá, tốc độ thực hiện chậm, chi phí giao dịch cao bất thường, biến động tăng đột biến, v.v.
Rủi ro thanh khoản cũng là vấn đề cần lưu ý. Điều này xảy ra khi thị trường không đủ thanh khoản để bạn có thể vào và thoát giao dịch để hoàn tất giao dịch chênh lệch giá. Nếu bạn đang dùng công cụ đòn bẩy, như hợp đồng tương lai, vấn đề ký quỹ cũng có thể gây ảnh hưởng nếu giao dịch chuyển động ngược lại với dự đoán của bạn.
Quản lý rủi ro luôn cần thiết trong mọi trường hợp.
Tổng kết
Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá – Arbitrage là điều tuyệt vời cho các trader trong thị trường tiền mã hoá. Tận dụng tốt cơ hội với số vốn phù hợp sẽ giúp bạn thu được lợi nhuận với chi phí rủi ro tương đối thấp. Trong Defi, bạn có thể kết hợp sử dụng Flash loans để vay một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn giúp Arbitrage.
Tuy nhiên các rủi ro liên quan cũng cần được lưu ý mặc dù một số người vẫn gọi đây là “lợi nhuận không có rủi ro” hoặc “lợi nhuận được đảm bảo”. Dù “tương đối thấp”, nhưng những rủi ro này đủ khiến các trader nhận thất bại nếu không có bất kỳ cảnh giác nào.