Advertisement
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ, tiền điện tử ngày càng trở nên phổ biến và được chấp thuận trên toàn cầu. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút của một dự án tiền điện tử hay một mạng lưới blockchain?
Bên cạnh những yếu tố cốt lõi như nền tảng công nghệ tiên tiến, đội ngũ chuyên môn giỏi, giải pháp ứng dụng thực tế cao,… cộng đồng vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của dự án.
Càng nhiều người tham gia, cộng đồng càng tạo được sự ảnh hưởng lớn trên thị trường. Đó chính là tác động của network effect (hiệu ứng mạng).
Vậy network effect là gì? Trong bài viết sau đây, Ecoinomic.io sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan và phân tích tác động của hiệu ứng mạng trong sự phát triển của hệ sinh thái blockchain.
Network effect là gì?
Network effect là một hiệu ứng mô tả hiệu quả kinh tế khi số lượng người dùng sản phẩm hoặc dịch vụ tăng lên sẽ làm tăng giá trị của mạng lưới. Sự chấp nhận của người dùng sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm, dịch vụ với người dùng trước đó và thu hút thêm người dùng mới.
Trên hệ sinh thái blockchain, network effect phản ánh giá trị của các blockchain dựa trên số lượng người dùng và giao dịch trong hệ thống mạng lưới.
Bên cạnh đó, network effect giúp xác định giá trị và đánh giá tiềm năng phát triển của một dự án trong dài hạn.
Ví dụ, khi càng nhiều người chấp nhận Bitcoin như một phương tiện lưu trữ hoặc thanh toán, mức độ phổ biến rộng rãi và tính ứng dụng của Bitcoin tăng lên, thúc đẩy sự gia tăng về giá trị không chỉ của Bitcoin mà còn của toàn bộ hệ sinh thái tiền điện tử. Sự chấp nhận của người dùng sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm cho những người dùng đã có từ trước và thu hút các nhà đầu tư khác đến với dự án.
Theo dữ liệu từ Chainalysis, việc chấp nhận tiền điện tử trên toàn thế giới đã tăng hơn 880% vào năm 2021.
Theo định luật Metcalfe, giá trị mạng của Bitcoin tỷ lệ thuận với số mũ 1,69 của số lượng người dùng.
Phân loại network effect
Hiệu ứng mạng trực tiếp – Direct network effect
Hiệu ứng mạng trực tiếp mô tả sự gia tăng người dùng mới dẫn đến sự gia tăng giá trị của mạng lưới, người dùng trực tiếp được hưởng lợi.
Ví dụ: Uniswap áp dụng mô hình AMM, trong đó Liquidity Provider cung cấp thanh khoản và kiếm lợi nhuận từ một phần phí giao dịch, swapper giao dịch trên AMM và trả phí 0,3%. Người dùng tham gia ở vị thế Liquidity Provider có thể trực tiếp tạo thanh khoản cho các cặp giao dịch mà không cần market maker. Liquidity Provider càng nhiều, tính thanh khoản càng cao, nguy cơ trượt giá của các lệnh giao dịch lớn ít hơn, điều đó càng thu hút thêm nhiều khối lượng giao dịch trên nền tảng.
Hiệu ứng mạng gián tiếp – Indirect network effect
Hiệu ứng mạng gián tiếp mô tả sự gia tăng người dùng mới sử dụng các tiện ích hay sản phẩm, dịch vụ bổ sung giúp giá trị mạnh lưới tăng lên.
Ví dụ: Uniswap V3 là phiên bản nâng cấp của V2, cải thiện hiệu quả nguồn vốn của Liquidity Provider với nhiều tính năng cải thiện như: cung cấp thanh khoản tập trung hơn, áp dụng nhiều mức phí linh hoạt khác nhau, V3 Oracles dễ tích hợp, token Uniswap LP dưới dạng NFT.
Nhiều dự án DeFi khác đã tích hợp các tính năng này trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như Trading Tools, LPs Position Management, Capital Efficiency, Liquidity Mining,… Hiệu ứng mạng gián tiếp đã giúp nâng cao ứng dụng và mức độ phổ biến của V3.
Hiệu ứng mạng song phương – Bilateral network effect
Hiệu ứng mạng song phương mô tả sự gia tăng nhóm người sử dụng sản phẩm bổ sung đem lại lợi ích cho người dùng sản phẩm đó và ngược lại.
Ví dụ, số lượng người dùng các Dex Aggregator tăng lên, DEX thu được nhiều phí giao dịch hơn, thu nhập của Liquidity Provider và Market Maker tăng lên.
Hiệu ứng mạng cục bộ – Local network effect
Hiệu ứng mạng cục bộ xảy ra khi lợi ích của người dùng bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng một nhóm nhỏ người dùng mới, chứ không phải toàn bộ người dùng.
Tác động của network effect trong thị trường tiền điện tử
Trong thị trường tiền điện tử, hiệu ứng mạng giống như nam châm thu hút các nhà đầu tư. Hình ảnh dưới đây sẽ mô tả mối tương quan giữa giá trị và chi phí trong việc tạo nên lợi nhuận của một mạng lưới.
Có thể thấy, giá trị mạng lưới tăng nhanh hơn chi phí duy trì mạng. Khi kích thước mạng lưới tăng lên, giá trị gia tăng theo cấp số nhân, tạo nên sức mạnh của hiệu ứng mạng.
Việc áp dụng Airdrop là một cách phổ biến để thu hút người dùng trong thị trường tiền điện tử. Token của dự án được niêm yết trên sàn giao dịch dưới dạng ICO, người dùng cần đảm bảo hold một số lượng token tối thiểu trong ví và tham gia các nhiệm vụ nhất định để nhận thưởng token hoặc NFT từ dự án.
Điều đó tạo động lực cho những người mới tham gia thị trường tiền điện tử, tăng sự phổ biến của token trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, sức mạnh của hiệu ứng mạng được thể hiện rõ ràng qua các phiên bản nâng cấp của ứng dụng. Một trong những ví dụ điển hình là sự phát triển của Uniswap. Khi ra mắt lần đầu tiên vào năm 2018, V1 chưa thu hút được nhiều người dùng.
Sau đó, phiên bản V2 được nâng cấp vào tháng 5 năm 2020 với nhiều tiện ích bổ sung đã nhanh chóng tạo được hiệu ứng mạnh mẽ trong cộng đồng và trở thành ứng dụng phổ biến nhất trên Ethereum. Trong khi Uniswap V2 đạt được tổng khối lượng giao dịch 1 tỷ đô chỉ trong vòng 1 tháng, trong khi đó, V1 mất gần hai tháng để đạt được khối lượng giao dịch 100 triệu đô.
Hiệu ứng mạng tiêu cực
Hiệu ứng mạng tiêu cực mô tả việc gia tăng người dùng bổ sung làm giảm giá trị của mạng.
Thông thường, một mạng lưới hoạt động tốt sẽ thu hút các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi số lượng các nhà đầu tư tham gia ngày càng tăng, giá trị mạng lưới giảm. Phí gas của Ethereum là một ví dụ điển hình.
Phí gas Ethereum được thiết kế để người dùng đặt giá thầu trên thông lượng giao dịch. Giá thầu này được sử dụng làm khoản thanh toán cho các thợ đào Ethereum để xác minh giao dịch.
Việc thêm người dùng vào mạng Ethereum đã dẫn đến việc tăng phí gas do người dùng có xu hướng trả giá cao hơn để đẩy nhanh tốc độ giao dịch. Khi phí gas tăng do hoạt động của nhà thầu, nhiều người dùng có xu hướng rời mạng do chi phí giao dịch cao.
Cách ứng dụng network effect trong phân tích và đầu tư tiền điện tử
Thị trường tiền điện tử luôn biến động không ngừng với các chu kỳ tăng giảm khác nhau, có thể ngắn hạn trong một ngày, một tuần hoặc kéo dài đến một năm, vài năm. Việc nắm bắt những xu hướng thị trường giúp nhà đầu tư đón đầu xu thế và đưa ra những nhận định, dự đoán chính xác.
Chính vì vậy, việc phân tích tác động tích cực hay tiêu cực của hiệu ứng mạng đối với thị trường là vô cùng cần thiết.
Nhà đầu tư cần cân nhắc tiềm năng phát triển của một xu hướng hay dự án dựa trên mức độ sử dụng của người dùng và đánh giá những lợi ích của mạng lưới từ sự gia tăng người dùng.
Sau đó, nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội đầu tư dựa trên việc tìm hiểu chi tiết về các khía cạnh và các dự án liên quan. Ví dụ:
- Phái sinh ⇒ Option (hợp đồng quyền chọn), perp, synthetic asset (tài sản tổng hợp),…
- Lending ⇒ Yield optimizer, money market,…
- DEX ⇒ Orderbook, hybrid model, AMM,…
> Đăng ký tài khoản giao dịch để bắt đầu hành trình đầu tư của bạn ngay tại đây: [Giảm 20% phí giao dịch] – Hướng dẫn đăng ký Binance đầy đủ nhất update 2022
Tổng kết
Network effect là một yếu tố quyết định mạnh mẽ đến mức độ chấp nhận của tiền điện tử, mở đường cho khả năng mở rộng và sự phát triển của hệ sinh thái blockchain.
Qua bài viết này, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về bản chất của network effect và ứng dụng của hiệu ứng mạng trong lĩnh vực tiền điện tử nói riêng và nền kinh tế tài chính nói chung.
Để ứng dụng network effect trong phân tích thị trường tiền điện tử, nhà đầu tư cần nắm được những kiến thức về thị trường để phân tích tác động tích cực hay tiêu cực của hiệu ứng mạng, từ đó tạo ra các chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro.